Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn socola được không?
Có rất nhiều người cho rằng: Khi bị bệnh tiểu đường nên hạn chế tất cả các loại đồ ngọt, trong đó có socola. Vậy quan điểm này liệu có đúng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Mối liên hệ giữa socola và bệnh tiểu đường
Socola là một món ăn yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và ngọt ngào. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc thưởng thức sô cô la thường khiến họ băn khoăn liệu có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hay không. Trên thực tế, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn loại thực phẩm này với số lượng nhỏ nhưng với điều kiện phải kết hợp với lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.
Socola đen giúp làm hạn chế tình trạng kháng insulin
Chocolate đen chứa các chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch, có hiệu quả trong việc giảm khả năng kháng insulin của cơ thể, giúp quá trình chuyển hóa đường trong máu diễn ra thuận lợi hơn.
Cụ thể: Insulin là hormon tại tuyến tụy tiết ra có chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu đến các cơ quan của cơ thể, tiêu hao năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Khi mắc tiểu đường, khiến hoocmon này không chuyển hóa hoặc chuyển hóa lượng đường quá ít tới các cơ quan làm các cơ quan không có năng lượng để hoạt động gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp,...
Trong sô cô la đen có chứa flavonoid - hợp chất tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa. Flavonoid trong sô cô la đen có thể cải thiện độ nhạy insulin hoặc mức độ hoạt động của insulin trong cơ thể. Theo nghiên cứu được công bố trên Endocrine Abstracts, điều này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Độ nhạy insulin được cải thiện như vậy có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường.
Ăn chocolate đen thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Appetite cho thấy những người ăn sô cô la, bao gồm cả sô cô la đen, ít nhất một lần một tuần có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn từ 4 đến 5 năm sau đó. Phân tích trên 908 người không mắc bệnh tiểu đường và 45 người mắc bệnh tiểu đường đã phát hiện ra rằng những người ăn sô cô la ít hơn một lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với những người ăn nhiều hơn một ngày mỗi tuần.
Socola đen làm hạn chế tăng huyết áp ở bệnh tiểu đường
Với những bệnh nhân mắc tiểu đường, khi lượng đường chuyển hóa bị rối loạn gây ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khiến cơ thể không hoạt động được và tăng huyết áp cũng là một trong những biến chứng của tiểu đường. Trong sô cô la đen có chất flavonoid - được chứng minh là hỗ trợ sản xuất oxit nitric trong mạch máu, giúp giãn mạch máu và cải thiện lưu lượng máu, do đó làm giảm huyết áp. Vì vậy, sử dụng socola một cách hợp lý có thể giúp kiểm soát huyết áp về mức ổn định.
Socola đen giúp người bệnh tiểu đường giải quyết cảm giác thèm ngọt
Với những người tiểu đường cần hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể nên họ thường có xu hướng nhanh đói và thèm đồ ngọt. Trong socola đen chứa một lượng đường rất nhỏ, ít hơn cả một vài loại trái cây có vị ngọt. Bởi vậy khi thèm đồ ngọt thay vì ăn thực phẩm ảnh hưởng đến bệnh bạn có thể sử dụng chút socola đen để bảo vệ cho sức khỏe.
Socola đen giúp tăng đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho người tiểu đường
Khi bị mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch thường bị suy giảm, dần dần các cơ quan trong cơ thể bị tấn công. Trong socola đen chứa polyphenol và flavonoid, đây là hai hợp chất hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp cải thiện chức năng miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Lưu ý khi sử dụng socola cho người bị tiểu đường
Socola đen đem lại những lợi ích rất tốt cho sức khỏe, làm phong phú thêm thực đơn dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường. Tuy nhiên cần lưu ý những điều sau khi sử dụng socola để phát huy được công dụng của nó:
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, người bệnh tiểu đường nên đưa chocolate vào chế độ ăn kiêng, mỗi ngày ăn một miếng nhỏ khi cảm thấy thèm ngọt, chọn chocolate đen thay vì chocolate có nhiều đường, sữa.
Một số mẹo để chọn một loại chocolate đen có lợi cho lượng đường trong máu:
-
Dựa vào tỷ lệ ca cao: Bạn nên chọn một thanh chocolate có chứa 70% cacao trở lên. Thông thường hàm lượng cacao có ghi ở mặt trước của bao bì. Một thanh chocolate nhiều cacao sẽ ít đường và các chất làm ngọt nhân tạo hơn.
-
Theo dõi hàm lượng đường để kiểm soát lượng carbohydrate: Tất cả chocolate đều có carbohydrate. Bạn nên cố gắng giữ lượng carbohydrate cho một bữa ăn nhẹ ở mức tối đa từ 15-30g. Việc đếm lượng carbohydrate có thể giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu dễ dàng hơn.
-
Chú ý về lượng đường bổ sung: Người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại chocolate có caramel, kẹo bơ cứng hoặc các chất bổ sung có đường khác. Thay vào đó, chọn một thanh chocolate có các loại hạt đi kèm như hạt hạnh nhân, đậu phộng... sẽ tốt hơn. Các loại hạt giúp bạn no lâu hơn, làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu.
Sau mỗi lần sử dụng bất kỳ thực phẩm gì, bạn nên đo lượng đường huyết để điều chỉnh sao cho hợp lý vào những lần sử dụng kế tiếp.
Như vậy, chocolate đen có thể là một phần bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của người tiểu đường nếu được sử dụng một cách hợp lý. Hãy lựa chọn chocolate đen chất lượng cao, kiểm soát khẩu phần và theo dõi lượng đường trong máu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm chocolate đen của Belcholat với độ đắng từ 70% trở lên, kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.