Vì sao trứng Phục sinh thường được làm bằng Socola?
Là biểu tượng của sự tái tạo, mầm sống, trứng là một trong những vật có ý nghĩa lớn nhất trong lễ Phục sinh, chào mừng sự tái sinh của Chúa theo truyền thống văn hóa của phương Tây. Tuy nhiên, vì sao trứng Phục sinh thường được làm bằng socola? Khi câu hỏi gây tò mò này được giải đáp, bạn sẽ thấy bí mật thực ra rất đơn giản.
Lễ Phục sinh được tổ chức để chào mừng ngày Chúa Jesus tái sinh sau khi bị đóng đinh lên thập tự giá. Những người theo đạo Kito tin rằng: Chúa Jesus bị đóng đinh vào ngày Thứ sáu Tuần thánh (Good Friday) và đã tỉnh dậy vào 3 ngày sau đó. Ba ngày này được gọi là Easter Triduum, có nghĩa “Tam nhật Phục sinh”.
Vào ngày Chủ nhật Phục sinh (năm nay rơi vào 21/4), hàng triệu người sẽ đưa những quả trứng socola ngon lành vào miệng khi tận hưởng một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Kito giáo trên khắp thế giới. Nhưng trong khi nhiều người biết câu chuyện về lễ Phục sinh, thì chẳng mấy ai hiểu lý do ăn socola hình bầu dục (hình quả trứng) có ý nghĩa gì trong ngày lễ này.
Theo quan niệm dân gian, trứng – biểu tượng “thần thánh” nhất của lễ Phục sinh – tượng trưng cho sự tái tạo, đổi mới, mầm sống. Khi có mầm sống sẽ tạo nên cơ thể sống. Chúa Jesus được coi như mầm sống, sau khi tái sinh sẽ hiện diện trong mỗi con người. Bởi thế, tại nhiều nước phương Tây, tập tục trứng Phục sinh đã và đang được duy trì. Ngay cả trước khi có đạo Cơ đốc, trứng đã được xem như biểu tượng của mùa xuân và làm lễ kỷ niệm sự tái sinh, sức sống trở lại sau mùa đông khắc nghiệt.
Đó là lý do tại sao người Mesopotamians – cộng đồng Thiên Chúa giáo cổ xưa sống ở vùng đất mà ngày nay được bao quanh bởi Iraq, Syria và Kuwait – thường nhuộm đỏ trứng (tượng trưng cho máu của Chúa) trong lễ Phục sinh. Sau đó, trứng sẽ được đập vào nhau cho vỡ ra, để lại những cái vỏ rỗng – biểu tượng về ngôi mộ trống không mà Chúa Jesus để lại.
Những quả trứng Phục sinh bằng socola bị đập vỡ
Không biết truyền thống sử dụng trứng làm biểu tượng cho lễ Phục sinh có từ bao giờ, nhưng từ rất lâu rồi, người ta đã tặng nhau trứng làm quà trong ngày lễ đặc biệt này. Tuy nhiên, tập tục này chỉ thực sự phổ biến từ thế kỷ XII, khi hầu hết quốc gia châu Âu theo Thiên Chúa giáo, đều lấy trứng làm biểu tượng cho ngày Lễ mừng Chúa
Vào ngày lễ Phục sinh tại Paris thế kỷ XIII, các linh mục, sinh viên và thanh niên còn tạo thành các nhóm đến công trường, tổ chức thành đoàn diễn hành có kèn có trống rồi vào nhà thờ để hát, sau đó “tràn” ra các đường phố để tìm trứng Phục sinh.
Trứng Phục sinh làm bằng socola là hiện tượng tương đối mới có nguồn gốc từ Pháp và Đức vào thế kỷ XIX. Mặt hàng này thực chất được tạo ra để kích cầu mua sắm, nhất là khi việc sản xuất socola trở nên cầu kỳ, phức tạp và mang lại chất lượng sản phẩm cao hơn hẳn. Cũng giống như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh là dịp tốt để chúng ta tặng nhau những quả trứng Socolavới lời chúc cho cuộc sống tốt đẹp.
Socola thường được làm nóng khoảng 50 độ C rồi cho vào khuôn đúc. Chờ socola đông lại, người ta trang trí lên đó bằng những sắc màu chiết xuất từ thảo mộc và hoa quả thiên nhiên. Với nguyên liệu 100% bơ cacao nhập khẩu từ Bỉ cùng các chiết xuất từ thiên nhiên, hãy cùng ngắm nhìn một số sản phẩm Socola nổi bật của Belcholat nhé!
Những chú thỏ được làm bằng Socola lạ mắt
Những sự thật thú vị về ngày lễ Phục sinh
1) Tại Anh, trứng socola đầu tiên cho ngày lễ Phục sinh được sản xuất vào năm 1873 bởi công ty Fry’s of Bristol
2) Theo truyền thống vào ngày chủ nhật Phục sinh (Easter Sunday), những người theo đạo Thiên chúa sẽ lăn tròn những quả trứng được sơn đẹp mắt xuống những ngọn đồi để kỉ niệm, chào mừng ngày lễ Phục sinh.
3) Hành động tặng trứng cho ngày lễ Phục sinh còn diễn ra ở Ai Cập, Ba Tư, Gauls, Hy Lạp và La Mã. Trứng cũng được xem là biểu tượng của cuộc sống.
4) Trung bình mỗi đứa trẻ ở Anh nhận được 8.8 quả trứng Phục sinh Socola/năm
5) Khi ăn thỏ Phục sinh làm bằng socola, 76% mọi người sẽ cắn tai thỏ trước tiên.
Hotline đặt hàng: 0961/668.480/ 0933.107.495